Alexithymia trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là không có từ để diễn tả cảm xúc. Rất nhiều trẻ em và người lớn bị sang chấn không thể diễn tả được cảm giác của mình vì họ không thể nhận ra cảm giác thể chất của họ có ý nghĩa gì.
Họ có thể trông rất giận dữ hoặc rất sợ hãi nhưng họ phủ nhận những cảm giác này, họ sẽ khăng khăng nói rằng họ không sao. Không thể phân biệt được những gì đang diễn ra bên trong cơ thể khiến họ không kết nối được với nhu cầu của họ, và họ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, từ chuyện ăn uống đầy đủ, đúng giờ đến chuyện ngủ đủ giấc.
Người bị mù cảm xúc dùng ngôn ngữ hành động để thay thế cho ngôn ngữ cảm xúc. Khi được hỏi: “Bạn cảm thấy như thế nào nếu một chiếc xe tải đang lao về phía bạn với vận tốc 80 dặm một giờ?” , nhiều người sẽ nói: “Tôi sẽ sợ phát khiếp” , “Tôi sẽ sợ mất hồn mất vía”, nhưng một người bị mù cảm xúc thường đáp: “Tôi cũng chẳng biết mình sẽ cảm thấy thế nào nữa. Chắc là tôi sẽ tránh cái xe đó ra thôi”. Họ có xu hướng ghi nhận cảm xúc dưới dạng các vấn đề về thể chất chứ không phải là những dấu hiệu đáng để họ lưu tâm.
Thay vì cảm thấy tức giận hoặc buồn bã, họ sẽ bị đau cơ, ruột kích thích hoặc có các triệu chứng khác mà không có nguyên nhân. Khoảng 4 bệnh nhân bị chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa), và hơn 2 số bệnh nhân bị chứng cuồng ăn (bulimia) đều bị bối rối bởi cảm xúc và gặp khó khăn khi mô tả các cảm xúc ấy.
Khi các nhà nghiên cứu cho những người mù cảm xúc xem hình ảnh những gương mặt người giận dữ hoặc đau khổ, họ không thể hiểu được người trong hình đang cảm thấy gì.
Vì những người bị sang chấn thường gặp khó khăn khi cảm nhận được điều gì đang xảy ra trong cơ thể của họ nên họ thiếu phản ứng đáng kể khi đối mặt sự thất vọng. Họ phản ứng với stress bằng việc trở nên “bần thần” hoặc nổi cơn thịnh nộ. Dù phản ứng ra sao chăng nữa, họ vẫn thường không nói điều gì đang khiến họ khó chịu. Thất bại trong việc kết nối với chính cơ thể của mình góp phần vào việc họ được ghi nhận là thiếu khả năng tự vệ và dễ trở thành nạn nhân, khó cảm thấy vui vẻ hay ham muốn và không cảm thấy điều gì đó có ý nghĩa .
Những người bị mù cảm xúc có thể cải thiện tình hình của mình bằng việc học cách nhận diện mối quan hệ giữa cảm giác thể chất và cảm xúc của mình, giống như người mù màu có thể cải thiện chứng mù màu bằng học cách phân biệt và nhận biết các sắc thái của màu xám.
Nhưng những người bị mù cảm xúc thường lưỡng lự khi làm điều này: Đa số họ dường như có một quyết định vô thức rằng sẽ tốt hơn nếu cứ tiếp tục đi gặp bác sĩ để chữa trị hơn là phải tự mình đau đớn đối mặt với những bóng ma của quá khứ .
_Sách Sang chấn tâm lý
********************************
Nếu bạn đang có những bối rối hoặc bế tắc trong cảm xúc của chính mình, hãy dành thời gian xem phim “Inside Out-Những mảnh ghép cảm xúc”Inside Out-Những mảnh ghép cảm xúc”; nếu có thể hãy xem nhiều hơn một lần để có thể cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của bộ phim.
Đặc biệt, với những bạn có vân tay WE, các bạn có chỉ số cảm xúc cao hoặc các bạn có đa chủng vân tay – các bạn rất nên xem bộ phim này.