Những ai đang chịu những tổn thương mỗi ngày do những sang chấn tâm lý trong quá khứ hay đau khổ trong hiện tại, thì bài viết này hữu ích cho bạn trong việc thấu hiểu tâm trí của con người và của chính mình.
***********************
Vùng thùy trán trái của vỏ não là trung tâm điều khiển ngôn ngữ và cảm xúc của con người; khi vùng não này không hoạt động hoặc hoạt động yếu, bạn sẽ không thể hoặc rất khó diễn giải những suy nghĩ và cảm xúc thành lời. Những hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy vùng thùy trán trái bị tắt mỗi khi có một ký ức kinh hoàng nào đó bị kích hoạt.
Mọi sang chấn tâm lý đều thầm lặng. Trong những điều kiện khắc nghiệt, người ta có thể hét lên những lời tục tĩu, cầu cứu, gào thét, hoặc đơn giản là câm lặng. Nạn nhân của các cuộc tấn công hoặc tai nạn ngồi câm lặng trong phòng cấp cứu, trẻ em bị tổn thương thường “mất ngôn ngữ” và không muốn nói chuyện.
Ngay cả nhiều năm về sau, những người bị sang chấn tâm lý thường rất khó có thể kể cho người khác nghe về những điều khủng khiếp đã xảy ra với họ. Cơ thể của họ tái trải nghiệm lại những cơn khủng hoảng, thịnh nộ và buông xuôi; nhưng những cảm giác này hầu như không thể nói thành lời. Bản chất của sang chấn là khiến cho chúng ta không thật hiểu chuyện gì đang xảy ra, khiến chúng ta “đánh mất ngôn ngữ”.
Song, điều này không có nghĩa là tất cả những người bị sang chấn đều không thể nói về những bi kịch đã xảy ra với họ. Sớm muộn gì họ cũng sẽ kể câu chuyện của mình để lý giải cho những triệu chứng hay hành vi của mình. Tuy nhiên, những câu chuyện này hiếm khi lột tả hết trải nghiệm thực sự của người trong cuộc. Rất khó sắp xếp mạch lạc những trải nghiệm đau thương của một con người, nghĩa là rất khó có thể tạo dựng một câu chuyện có đầy đủ ba phần mở đầu, diễn biến và kết thúc.
Khi lời nói trở nên vô dụng thì những hình ảnh đáng sợ của trải nghiệm sẽ lên ngôi, biến thành những cơn ác mộng và hồi tưởng kinh hoàng.
Bạn có đang gặp những biểu hiện tương tự? Hay xung quanh bạn có ai đang rơi vào “im lặng” không?
Tham khảo: Sách Sang chấn tâm lý
*********************
Đặc biệt trong quá trình tư vấn Sinh trắc vân tay, chúng tôi đã nhận thấy trong thực tế những ai có vùng Thùy trán bên trái – Logic (tương ứng Ngón trỏ bên tay phải của bạn) nhỏ hơn các vùng khác là những người rất dễ bị tổn thương trong giao tiếp vì họ hay rơi vào trạng thái “mất ngôn ngữ” dẫn đến việc giao tiếp kém hiệu quả, hay bị người khác hiểu lầm.
Nếu bạn đã từng bị sang chấn tâm lý và có vùng Thùy trán bên trái nhỏ hơn các vùng khác thì bài viết này mô tả chính xác những gì bạn đang gặp phải trong giao tiếp.