PHÁ VỠ SỰ IM LẶNG

PHÁ VỠ SỰ IM LẶNG

Chúng ta nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được nỗi đau, nỗi kinh hoàng, sự xấu hổ của chúng ta bằng cách im lặng, nhưng sự im lặng càng khiến cho sang chấn bị cô lập. Có thể dõng dạc nói với một người khác về sang chấn của mình đó là dấu hiệu cho thấy việc chữa lành có thể bắt đầu.

“Nếu bạn bị tổn thương, bạn cần thừa nhận nó và đặt tên cho việc đã xảy ra.”

Cảm giác được lắng nghe và được thấu hiểu sẽ thay đổi sinh lý của chúng ta; có khả năng diễn đạt một cảm xúc phức tạp, và cảm xúc của chúng ta được nhận biết, sẽ thắp sáng bộ não của chúng ta và tạo ra một “khoảnh khắc vỡ lẽ”. Ngược lại, tinh thần ta sẽ chết khi phải đối mặt với sự im lặng và không được thấu hiểu. Hoặc, như John Bowlby từng có một phát biểu vô cùng đáng nhớ: “Điều không thể thổ lộ với người khác thì cũng không thể thổ lộ với chính mình”.

Một khi bạn vẫn còn giữ bí mật trong lòng và kìm nén những thông tin, tức là bạn vẫn đang đấu tranh với chính mình. Che đậy những cảm xúc cốt tuỷ đã lấy đi của bạn nguồn năng lượng khổng lồ, nó làm bạn mất động lực để theo đuổi các mục tiêu xứng đáng và khiến bạn cảm thấy chán nản, đóng khép bản thân lại. Trong khi đó, hormone của stress vẫn tiếp tục tràn ngập cơ thể của bạn, dẫn đến đau đầu, đau cơ, vấn đề về ruột hoặc chức năng tình dục và các hành vi không hợp lý có thể gây rắc rối cho bạn cũng như làm tổn thương những người xung quanh.

Bỏ qua thực tại nội tâm cũng khiến bạn mất dần ý thức về bản sắc và mục đích.

Mariantes nói với chúng tôi rằng con đường phục hồi đòi hỏi người ta phải học cách nói ra sự thật, ngay cả khi sự thật đó vô cùng đau đớn.

Nhận ra điều làm mình hãi hùng và chia sẻ nó với người khác có thể giúp bạn lại cảm thấy mình là một thành viên của nhân loại.

– Trích Sách Sang chấn tâm lý

Write a Comment