Rối loạn ngôn ngữ là một trong những rối loạn liên quan đến hệ thống thần kinh trong vùng não bộ có chức năng xử lý ngôn ngữ. Người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong giao tiếp, biểu đạt, tiếp thu lời nói từ mọi người cũng như thể hiện suy nghĩ của mình ra bên ngoài và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Rối loạn ngôn ngữ là gì?
Não bộ và ngôn ngữ luôn có sự liên quan mật thiết với nhau, não bộ được lập trình sẵn về mặt di truyền và dần phát triển khi con người trưởng thành. Song song với sự phát triển của não bộ là những kích thích, tác động từ môi trường bên ngoài như hệ thống ngôn ngữ, học tập, nền văn hoá, những trải nghiệm, hành vi ứng xử,… bổ sung thêm cho sự phát triển các chức năng của não.
Sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với hệ thống thần kinh và hoạt động theo chu trình bắt đầu từ sự nghe – đường vào chính của ngôn ngữ truyền đến hệ thống thần kinh trung ương, các trung tâm vận động, cảm thụ ngôn ngữ được hình thành trong quá trình phát triển của vỏ não và đưa đến bộ máy phát âm, cơ quan thực hiện ngôn ngữ.

Phần lớn người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ đều do sự ảnh hưởng từ các yếu tố như di truyền những khiếm khuyết về hệ thống chức năng ngôn ngữ của não bộ, hay những tổn thương não bộ, bệnh lý nặng hoặc khó tiếp thu ngôn ngữ thường đi kèm với những khuyết tật phát triển như bệnh tự kỷ, trầm cảm,…
Rối loạn ngôn ngữ là những rối loạn tại vùng não bộ có chức năng xử lý ngôn ngữ, làm cho việc xử lý và tiếp nhận thông tin ngôn ngữ bị suy giảm. Những đối tượng bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến biểu đạt ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, việc hiểu ngữ pháp, ngữ nghĩa hoặc bất cứ khía cạnh nào khác của ngôn ngữ.
Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ qua góc nhìn của Sinh trắc Vân tay:
- Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ – Chỉ số R4 (Ngôn ngữ) thấp: Bạn thường có biểu hiện chậm hiểu, khó tiếp thu lời nói, sự truyền đạt của người khác. Trong giao tiếp thường sẽ hiểu mọi thứ theo hướng tối nghĩa hay không hiểu được nghĩa ẩn dụ của câu, không hiểu những câu nói phức tạp.
- Rối loạn về phát âm – Chỉ số R3 (Vận động tinh) thấp: Bạn sẽ gặp khó khăn trong cách phát âm những từ, những câu thông thường, hoặc nhẹ hơn là khó khăn trong việc phát âm những từ đa âm tiết. Bạn thường gặp khó khăn khi học ngữ pháp, bạn thường khó để nói được một câu nói với đầy đủ các yếu tố cấu thành một câu như chủ ngữ, vị ngữ, trạng từ, tính từ,… . Bạn thường gặp khó khăn khi trình bày một bài thuyết trình theo bố cục chặt chẽ, bạn có xu hướng nói lan man, thiếu sự dẫn dắt khiến cho bài thuyết trình của bạn thường thiếu tính thuyết phục.

- Gặp khó khăn trong việc nói và viết ngôn ngữ – Chỉ số R2 (Logic) +R3 (Ngôn ngữ) thấp: Bạn thường gặp khó khăn khi học từ mới và phát âm, thường quên từ hoặc chế từ khác thay thế, thậm chí không nhớ thông tin trong cuộc nói chuyện vừa xảy ra. Có xu hướng chỉ sử dụng những câu ngắn, đơn giản khi giao tiếp hoặc lẫn lộn thứ tự và thậm chí không nhớ tên gọi của các từ có liên quan với nhau.
- Gặp khó khăn trong việc biểu đạt ngôn ngữ – Chỉ số R2 (Logic) thấp: Bạn nhận thức được những gì muốn nói hoặc biết sẵn câu trả lời nhưng không thể nói lên suy nghĩ của bản thân, không thể trả lời được theo đúng ý mong muốn. Khi trình bày thì không bày tỏ, diễn đạt được tròn ý theo đúng nghĩa của câu hoặc không theo kịp trong các cuộc họp khi có nhiều người phát biểu ý kiến.
Phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em
Phương pháp tốt nhất để điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ là cha mẹ phải phát hiện sớm những biểu hiện về ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ khi đến độ tuổi phát triển ngôn ngữ bằng cách làm bài phân tích Sinh trắc Vân tay để kịp thời hỗ trợ cho trẻ.
· Giúp trẻ phát triển hệ thống ngôn ngữ từ sớm
Sau khi làm bài phân tích vân tay, cha mẹ nên tiếp xúc, nói chuyện thường xuyên với trẻ bằng cách bắt đầu giao tiếp trực tiếp với trẻ từ khi mới sinh ra, đáp lại những tiếng bập bẹ, ú ớ của trẻ. Kiên nhẫn lắng nghe và dành thời gian đặt câu hỏi, mở rộng lời nói hoặc đọc tên những đồ vật, hành động, cử chỉ khi chơi cùng với trẻ. Hạn chế cho trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử vì đây là giai đoạn trẻ em bắt đầu xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ.
· Áp dụng các bài tập cải thiện
Đọc sách nhằm trao đổi nội dung nhân vật trong câu chuyện với trẻ, mô tả tranh ảnh bằng cách in các hình ảnh màu và cho trẻ mô tả chi tiết, gọi tên đồ vật hoặc hát cho trẻ nghe. Cho trẻ tìm từ đồng nghĩa – trái nghĩa hoặc liệt kê danh mục các từ cùng chủ đề và hướng dẫn trẻ liệt kê theo các chủ đề chính đó.
Phương pháp điều trị rối loạn ngôn ngữ ở người lớn

Trước và trong những cuộc hội thoại quan trọng bạn nên rèn luyện thói quen ghi xuống những điều mình muốn nói trước, để tránh việc bạn bị quên, bị người khác dẫn dắt
Chủ động tham gia các lớp rèn luyện kỹ năng thuyết trình, MC để củng cố và rèn luyện khả năng giao tiếp.
Nỗ lực rèn luyện giao tiếp một cách có ý thức với những người thân xung quanh.
Đọc sách và nghe sách nói mỗi ngày để gia tăng vốn từ và học cách sắp xếp, lập luận ngôn từ của người khác.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang gặp phải các vấn đề về giao tiếp như trên, hãy liên hệ với các chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ ngay bạn nhé!